Trẻ biếng ăn và những tác hại lớn khác khi trẻ xem điện thoại
Guồng xoay của cuộc sống hiện đại luôn kéo theo những hệ lụy không lường nếu lạm dụng quá đà, đặc biệt là sự thích nghi quá nhanh công nghệ thông tin đối với trẻ nhỏ. Nhiều ông bố bà mẹ vì quá chiều con, con biếng ăn nên xót ruột xót gan mà dỗ dành con bằng cách cho xem điện thoại trong giờ ăn. Nhưng bố mẹ đâu biết đến tác hại khôn lường không thể ngờ khi trẻ xem điện thoại. Ảnh hưởng nghiêm trọng không những đến tinh thần mà cả sự phát triển về thể chất của trẻ, làm trẻ biếng ăn trầm trọng
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Theo khảo sát thực tế ngày nay, tỷ lệ trẻ biếng ăn là khá nhiều. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Trẻ đang chuyển từ giai đoạn phát triển này sang giai đoạn phát triển khác (chẳng hạn như từ bú mẹ sang ăn dặm)
- Biếng ăn do bị ốm
- Do rối loạn tiêu hóa
- Biếng ăn do quá hiếu động
- Có thể là do bố mẹ nhồi nhét quá mức và không đúng cách
- Chế độ ăn của bé không phong phú, không phù hợp với khẩu vị của trẻ
- Thói quen xem điện thoại, ti vi, máy tính trong giờ ăn cũng khiến trẻ quên đi cảm giác cảm nhận vị của thức ăn gây ra biếng ăn trầm trọng…
Nếu các bậc phụ huynh để tình trạng này tiếp diễn dài lâu hay không được phát hiện chấn chỉnh kịp thời. Chắc chắn nhiều hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.
Hậu quả tiềm ẩn khi trẻ biếng ăn kéo dài
Trước mắt, con biếng ăn khiến ăn bạn chỉ cảm thấy con gầy yếu, xanh xao, cân nặng không đạt chuẩn. Nhưng thực chất nguy cơ tiền ẩn rất lớn mà các bố mẹ không thấy rõ chính là:
Trẻ thiếu hụt dưỡng chất, gây rối loạn tăng trưởng:
Tình trạng biếng ăn khiến phần lớn các trẻ thiếu hụt dinh dưỡng. Nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng được đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Và cũng theo đánh giá từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong 2 năm đầu đời nếu trẻ biếng ăn có nguy cơ sẽ nhẹ cân nhiều hơn gấp 3 lần. Thậm chí còn thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng đạt chuẩn so với những trẻ ăn uống tốt.
Việc chán ăn sẽ khiến trẻ không có cơ hội hấp thu đủ các vi chất quan trọng. Gây ra những tác hại rất lớn như: thiếu vitamin A khiến trẻ bị khô mắt, khô giác mạc và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù, thiếu sắt và gây thiếu máu. Thiếu vitamin D, canxi dẫn đến còi xương, thấp còi…
Trí não chậm phát triển:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Giáo dục Mầm Non Lá Xanh thì 1 trong 3 yếu tố quan trong quyết định đến sự phát triển trí tuệ của trẻ chính là dinh dưỡng. Những trẻ biếng ăn thường gặp phải nguy cơ bị thiếu một hoặc nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, sắt, taurin, chất béo… Tác động đến sự hoạt động thiếu hiệu quả của não bộ. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra những trẻ biếng ăn thường thua kém hơn hẳn trí tuệ so với những trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng đến suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.
Suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ trẻ bị bệnh cao:
Chắc chắn trẻ biếng ăn bị thiếu hụt dinh dưỡng thì sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như: viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy… Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn sẽ có số bệnh nhiều hơn 29%. Nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.
Ảnh hưởng sự phát triển chỉ số cảm xúc:
Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, thường không năng động và khó hòa nhập. Nếu để lâu dài sẽ dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt. Trong khi đó, những trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè và có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi môi trường sống.
Vừa cho trẻ ăn vừa xem điện thoại có tốt không?
Chúng ta bắt gặp trong thực tế rất nhiều những tình trạng con biếng ăn, khóc thét, đòi điện thoại mới chịu ăn… Điều này cũng do bố mẹ tập mà nên. Nhiều bố mẹ làm dụng các thiết bị điện tử ti vi, điện thoại, máy tính bảng để dỗ cho trẻ ăn hoặc cho trẻ tự chơi. Nhưng việc vừa cho trẻ ăn vừa xem điện thoại lại càng khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn. Và rất nhiều nguy cơ bệnh tật như cận thị, hỏng mắt, teo não, chậm phát triển hay ung thư do sóng điện thoại gây ra…
Biểu hiện trẻ biếng ăn rất rõ khi bé vừa ăn vừa xem điện thoại. Bé không cảm nhận được mùi vị của thức ăn như thế nào, không có hành vi tự đút ăn và rất thụ động trong mỗi bữa ăn. Trẻ cũng không ý thức rằng mình đang ăn cái gì, ăn uống không điều độ và đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thừa chất này, thiếu chất kia. Từ đó dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể phát triển ở giai đoạn từ 3 – 5 tuổi.
Ảnh hưởng mà các chuyên gia cảnh báo với các bố mẹ khi vừa cho trẻ ăn vừa xem điện thoại là nó sẽ làm thay đổi hành vi của trẻ, trẻ thường xuyên cáu gắt, ương bướng hơn và sẽ mất tập trung hơn. Trẻ xem quá nhiều các video thì sẽ phản ứng duy trì với nó, cuối cùng là đòi hỏi phải có trong mỗi bữa ăn. Nó trở thành thói quen khó bỏ của hầu hết các trẻ ngày nay.
Tác hại khủng khiếp khi trẻ xem điện thoại quá nhiều
Gây nghiện, trầm cảm và tự kỷ
Thực tế cho thấy, khi trẻ xem điện thoại quá nhiều khiến trẻ bị sa đà và mê mẩn trong môi trường ảo. Trẻ nghiện điện thoại và không thể thiếu nó bất cứ cả lúc chơi, lúc ăn hay trước lúc đi ngủ. Trẻ sẽ không kiểm soát được những gì chúng xem, dẫn tới những tác động tâm lý theo chiều hướng tiêu cực. Làm thay đổi hành vi xã hội, hay cáu gắt, ương bướng và mất tập trung. Thậm chí nhiều khi trẻ còn mắc chứng bị rối nhiễu tâm lý, mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm hay rối loạn tâm thần của trẻ.
Chậm nói khi cho trẻ xem điện thoại nhiều
Sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh khi tăng cường cho trẻ xem điện thoại mỗi ngày bởi họ cho rằng đây là phương pháp tăng nhân thực cho bé. Việc tiếp cận thông tin hàng ngày sẽ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, kiến thức mới mẻ. Và họ cho rằng xem điện thoại hay máy tính là công cụ hữu hiệu giúp học tập hữu ích…Nhưng các bố mẹ có biết rằng, khi bé tiếp xúc với smartphone sẽ khiến cho việc chủ động giao tiếp bị hạn chế. Lâu dần khả năng giao tiếp xã hội của trẻ cũng sẽ bị hạn chế.
Cận thị, hỏng mắt
80% trẻ nhỏ xem điện thoại bị cận thị mắt rất sớm, và tỷ lệ này càng gia tăng gấp nhiều lần so với các thế hệ trước. Ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại là ánh sáng không liên tục, gây ảnh hưởng xấu tới mắt của trẻ nhỏ như: rối loạn thị giác, cận thị, thậm chí sẽ dẫn đến mù lòa.
Teo não, não chậm phát triển
Nguy hiểm khôn lường mà các bậc phụ huynh không nhận thấy chính là tiềm ẩn về sau. Và nguy cơ teo não, não chậm phát triển khi trẻ xem điện thoại quá nhiều là rất lớn. Sự tương tác của trẻ với thực tế giảm đi, khiến trí tuệ của trẻ bị trì trệ. Não phản xạ kém với các tình huống khẩn cấp, khả năng tập trung bị ảnh hưởng. Điều này hoàn toàn trái ngược so với những trẻ hoạt động nhiều trong thế giới thực. Trẻ được phát triển đầy đủ các về thể chất lẫn tinh thần, lanh lợi, tư duy và sáng tạo tốt hơn.
Nguy cơ ung thư não cao
Nghiêm trọng hơn của việc trẻ xem điện thoại quá nhiều chính là nguy cơ ung thư não cao. Não của trẻ hấp thu bức xạ mạnh hơn nhiều lần so với người lớn. Khi trẻ tiếp xúc với bức xạ có thể thay đổi AND, thay đổi tuần hoàn não. Nguy cơ gây ung thư não cao gấp 4 – 5 lần so với những đứa trẻ khác không thường xuyên sử dụng smartphone.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ
Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng các mẹ có biết xem điện thoại quá nhiều khiến tương lai của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bức xạ từ điện thoại làm giảm tính linh hoạt và khả năng sống của tinh trùng. Trong khi trẻ nhỏ có khả năng hấp thụ bức xạ cao gấp 10 lần so với người lớn. Vì thế, điện thoại chính là nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bình thường về tính dục, đặc biệt là đối với các bé trai.
Biếng ăn kéo dài khi cho trẻ xem điện thoại
Việc vừa cho trẻ ăn vừa xem điện thoại lại càng khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn. Đi ngược lại với tác dụng mà bố mẹ cứ nghĩ là để con no bụng và cứ đôi điện thoại cho con. Những lúc con chăm chú xem những video quảng cáo, ca nhạc hay siêu nhân… là con ngồi yên và mẹ cứ đút là con sẽ mở miệng và nuốt. Lâu dần nó sẽ trở thành thói quen khó bỏ.
Việc này khiến cho trẻ không tự nguyện, mất đi cảm giác thèm ăn, ăn ngon và mất dần vị giác. Đôi lúc trẻ còn có dấu hiệu lười ăn ngay cả khi xem điện thoại và bỏ ăn, khóc thét nếu không được xem. Thay vào đó mẹ nên nói chuyện cùng con và một giải pháp khác giúp con không còn biếng ăn là sử dụng các loại cháo ngon như: cháo ăn dặm Matsuya, bột ăn dặm Mabu…
Nên cho trẻ xem điện thoại như thế nào là đúng cách?
- Cho trẻ xem điện thoại đúng cách là cách các bậc phụ huynh hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh của trẻ nhỏ. Hội đồng Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến cáo về thời gian ngồi trước điện thoại của trẻ cũng tùy vào đối tượng.
- Với những trẻ chưa đủ 18 tháng tuổi tuyệt đối bố mẹ không nên để bé xem bởi lúc này trẻ còn quá non nớt, não bộ và mắt chưa phát triển hoàn thiện.
- Những trẻ trên 18 tháng tuổi chỉ cho xem đúng 2 giờ. Có thể để bé xem những chương trình như hoạt hình, vẽ, cắt dán… Tuy nhiên bố mẹ cũng cần ưu tiên để trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài là tốt nhất.
- Với những trẻ từ 2 – 5 tuổi chỉ xem tối đa 1 giờ mỗi ngày. Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên sắp xếp hợp lý, khoa học để đảm bảo cho sinh hoạt, ăn ngủ không bị cắt giảm thời gian.
- Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng tuyệt đối tránh cho trẻ xem điện thoại quá nhiều những chương trình có hình ảnh bạo lực, nhạy cảm, phim ảnh có diễn biến quá nhanh. Tốt nhất là hạn chế càng nhiều càng tốt.
Để con yêu của mình phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần, việc chơi, học, ngủ, nghỉ, vui đùa cùng con là rất quan trọng. Mobilmedia Studio hy vọng rằng bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để hạn chế việc trẻ xem điện thoại quá nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé nhé.