Affiliate Marketing Là Gì? Các Hình Thức Affiliate Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Trong thời đại kinh doanh trực tuyến hiện nay, bạn sẽ thường xuyên nghe đến hình thức kiếm tiền với Affiliate Marketing. Đây là một phương thức hiệu quả để tạo thu nhập thụ động, tận dụng khả năng tiếp cận rộng rãi của Internet và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về Affiliate Marketing là gì, các bên liên quan, và những hình thức kiếm tiền phổ biến với mô hình kinh doanh hấp dẫn này. Hãy cùng Mobil Media Studio tìm hiểu ngay nhé!
Khái niệm Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing (còn được gọi là tiếp thị liên kết) là một mô hình quảng bá sản phẩm và dịch vụ thuộc lĩnh vực Marketing. Trong đó, các nhà phân phối (publisher) sẽ dựa trên năng lực và sự hiểu biết của mình để thực hiện việc tiếp thị sản phẩm.
Mục đích là để thúc đẩy quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (advertiser) từ người tiêu dùng. Sau đó nhà phân phối sẽ nhận được tiền hoa hồng từ nhà cung cấp khi thành công trong việc thu hút người tiêu dùng ghé thăm website và trở thành khách hàng của nhà cung cấp.
Nhìn chung, Affiliate Marketing hoạt động tương tự như mô hình cộng tác viên tại các cửa hàng bán hàng trực tuyến. Trong đó, chủ cửa hàng hoặc doanh nghiệp được gọi là advertiser, còn các cộng tác viên được gọi là publisher. Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm khách hàng và nhận hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công.
Xem thêm: Top 6 Website Bán Nước Hoa Chất Lượng Và Uy Tín Nhất Hiện Nay
Các bên liên quan trong Affiliate Marketing
Sau khi đã tìm hiểu về Affiliate Marketing là gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về các thành phần liên quan trong chuỗi Affiliate Marketing. Đó là
- Nhà cung cấp (Advertiser): Đây là doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
- Nhà phân phối (Publisher): Là cá nhân hoặc đơn vị sở hữu website, blog, các trang mạng xã hội và có sức ảnh hưởng nhất định. Họ có thể là KOL/KOC. Nhà cung cấp sẽ nhờ họ quảng cáo sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Thông qua đó, nhà cung cấp sẽ bán được hàng còn nhà phân phối nhận được hoa hồng từ sản phẩm bán ra.
- Kênh tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Kết nối các nhà phân phối với nhà cung cấp. Nền tảng này mang đến nhiều công cụ kỹ thuật như banner, URL quảng cáo và đánh giá hiệu suất. Đồng thời còn có khả năng giải quyết tranh chấp và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
- Người tiêu dùng (End User): Là những người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp.
Xem thêm: Facebook Ads Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Facebook Ads Trong Kinh Doanh
Ưu và nhược điểm của Affiliate Marketing là gì?
Mô hình Affiliate Marketing ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức chọn lựa. Đặc biệt là các sàn thương mại điện tử. Tâm lý chung của người mua hàng thường là sẽ lắng nghe theo người mà họ tin tưởng. Ví dụ sẽ có những khách hàng sẵn sàng mua sắm và đặt hàng ngay lập tức sau khi nghe tiếp thị từ các KOL/KOC mà họ ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bất kỳ mô hình Marketing cũng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy ưu và nhược điểm Affiliate Marketing là gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay!
Ưu điểm
Có tổng cộng 5 ưu điểm đến từ phương thức Affiliate Marketing, bao gồm:
- Dễ dàng triển khai: Không có sự ràng buộc về mặt không gian và thời gian. Nên có thực hiện mọi lúc mọi nơi.
- Không cần bận tâm về nguồn hàng: Nếu chỉ làm tiếp thị liên kết, bạn không phải lo lắng đến việc quản lý và vận hành nguồn hàng. Vì những điều này sẽ được nhà cung cấp chịu trách nhiệm.
- Chi phí thấp: Một điểm đặc biệt của mô hình Affiliate Marketing đó là không cần bỏ ra quá nhiều tiền để đầu tư về cơ sở vật chất, tiếp thị,…
- Không cần quá nhiều kỹ năng: Không bắt buộc các kỹ năng chuyên sâu nhưng phải biết cách chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép clip và phân bổ thời gian hợp lý để quảng bá sản phẩm
- Mở rộng mối quan hệ: Affiliate Marketing mang đến cơ hội cho các nhà phân phối có thể làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Có thể là trong nước hoặc quốc tế.
Nhược điểm
Vậy nhược điểm của Affiliate Marketing là gì? Đó chính là:
- Mức độ cạnh tranh cao: Do không ràng buộc phải là người có kiến thức sâu về sản phẩm nên bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà phân phối. Bạn có thể là sinh viên, du học sinh, người đi làm hay mẹ bỉm thì đều có thể trở thành nhà phân phối. Do đó tỷ lệ cạnh tranh sẽ vô cùng khắc nghiệt.
- Khó nắm bắt nhu cầu khách hàng: Không dễ để hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để tiếp thị sao cho phù hợp. Một mẹo dành cho bạn đó là phân loại khách hàng thành từng tệp. Ví dụ như khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm cao cấp, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm nội địa,….
- Tốn rất nhiều thời gian và công sức: Bạn sẽ mất không ít thời gian để xây dựng nội dung, lên ý tưởng và thuyết phục các nhà cung cấp đồng ý hợp tác.
Xem thêm: Top 8 Địa Chỉ May Áo Đồng Phục Tại Bắc Ninh Chất Lượng Và Uy Tín Nhất Hiện Nay
Các hình thức phổ biến trong Affiliate Marketing
Dưới đây là 5 hình thức mà bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trong Affiliate Marketing:
CPC (Cost Per Click)
Với hình thức này, nhà cung cấp sẽ thanh toán cho Affiliate Marketer một khoản hoa hồng cố định cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào liên kết affiliate hoặc truy cập vào trang web.
- Ưu điểm của CPC là phù hợp cho người mới tham gia vì không đòi hỏi nhiều kỹ năng.
- Nhược điểm là thu nhập thường thấp và khó tạo ra lợi nhuận đáng kể. Thông thường mỗi lượt click có giá dao động từ 500 ~ 2000 VNĐ.
CPL (Cost Per Lead)
CPL tập trung vào việc thu hút khách hàng tiềm năng thay vì chỉ đơn giản là lượt truy cập. Khi người dùng thực hiện hành động như điền form đăng ký, tải xuống ebook hoặc cung cấp thông tin liên hệ. Nhà cung cấp sẽ trả hoa hồng cho nhà phân phối.
- Ưu điểm của CPL là thu nhập của nhà phân phối sẽ cao hơn CPC.
- Nhược điểm là việc thu hút khách hàng tiềm năng thường khó khăn hơn và đòi hỏi chiến lược marketing chuyên môn hơn. Mức giá mà nhà phân phối sẽ nhận được là 50.000 ~ 100.000 VNĐ/ lượt.
Xem thêm: Top 10 Website Học Tiếng Anh Cho Người Đi Làm Tốt Nhất Hiện Nay
CPS (Cost Per Sale)
Đây là hình thức Affiliate Marketing phổ biến và hiệu quả nhất, mang lại cho nhà phân phối số tiền hoa hồng nhất định mỗi khi có người mua hàng thông qua liên kết Affiliate.
- Ưu điểm của CPS là thu nhập cao nhất so với 2 hình thức trên, đặc biệt phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ dễ bán.
- Nhược điểm CPS là đòi hỏi nhà phân phối phải xây dựng lòng tin với khách hàng và thuyết phục họ mua hàng thông qua liên kết. Bên cạnh đó nhà phân phối còn phải chịu trách nhiệm xử lý đơn hàng và hoàn tiền trước nếu sản phẩm bị lỗi.
CPO (Cost Per Order)
CPO cũng thanh toán hoa hồng cho mỗi đơn hàng được tạo ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm xử lý thanh toán và hoàn tiền cho khách hàng, thay vì nhà phân phối.
- Ưu điểm của CPO là dễ dàng kiếm hoa hồng hơn CPS.
- Nhược điểm là thu nhập thường thấp hơn và rủi ro cao hơn cho nhà cung cấp vì phải thanh toán cho cả đơn hàng không thành công.
CPI (Cost Per Install)
Với hình thức này, nhà phân phối sẽ nhận hoa hồng mỗi khi có người cài đặt ứng dụng thành công thông qua liên kết Affiliate.
- Ưu điểm là phù hợp cho ứng dụng di động và dễ dàng theo dõi hiệu quả chiến dịch bằng các công cụ phân tích.
- Nhược điểm là thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng cài đặt.
Xem thêm: Review Máy Rửa Chén Hafele Có Tốt Không? Đánh Giá Chi Tiết Ưu Và Nhược Điểm Từ A-Z
Cần học những gì để trở thành một Affiliate Marketer giỏi?
Học Affiliate Marketing là cần học những kỹ năng gì để trở thành một nhà phân phối chuyên nghiệp? Sau đây là 3 điều mà bạn cần phải lĩnh hội trước khi tham gia vào thị trường affiliate marketing
Kiến thức toàn diện về Digital Marketing
Để có thể có kiến thức về Digital Marketing thì bạn nên đăng ký các khóa học bài bản tại các trường lớp đào tạo. Những kiến thức này sẽ giúp bạn xác định từng bước nên làm gì trong Affiliate Marketing để hiệu quả nhất.
Kỹ năng thiết kế và sáng tạo nội dung
Có một sự thật đó là nội dung bài viết chiếm đến 95% tỷ lệ thuyết phục người dùng thực hiện mua hàng, nhấp chuột hay đăng ký trên kênh của bạn. Việc thiết kế và sáng tạo nội dung chất lượng và hấp dẫn là rất cần thiết. Kỹ năng này giúp tăng tương tác và nâng cao hiệu quả các chiến dịch Affiliate Marketing của bạn.
Kỹ năng tạo dựng hình ảnh bản thân cùng kênh Affiliate Marketing
Cuối cùng là kỹ năng tạo dựng hình ảnh bản thân kết hợp với kênh Affiliate Marketing. Đầu tiên, bạn nên xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội. Khi có lượng người theo dõi nhất định thì bạn có thể tiến hành tham gia làm nhà phân phối
Nếu bạn mới bắt đầu học hỏi về cách làm Affiliate Marketing nhưng cảm thấy quá phức tạp, hoặc kinh doanh chưa đạt hiệu quả, hãy cân nhắc nâng cao kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa học kinh doanh uy tín. Một trong những lựa chọn hàng đầu là khóa học kinh doanh online tại Khánh Hùng Academy. Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng, tiếp thị và kinh doanh khóa học trên các nền tảng trực tuyến, tạo ra nguồn thu nhập thụ động một cách bền vững và hiệu quả nhất. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về khóa học này tại website https://khanhhung.academy/.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm Affiliate Marketing là gì và những lợi ích mà nó mang lại. Bắt đầu với tiếp thị liên kết có thể đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn, nhưng với chiến lược đúng đắn và sự đam mê, bạn có thể đạt được những kết quả ấn tượng. Hãy bắt đầu hành trình của mình ngay hôm nay và khám phá tiềm năng vô hạn của tiếp thị liên kết!
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Sâm Bố Chính Đúng Kỹ Thuật Chi Tiết Nhất 2024